Ngoài chạy quảng cáo, đăng lên các trang OTA, gửi PR báo chí,… bạn còn sử dụng cách nào để marketing cho căn hộ của mình? Hãy cùng Luxstay.com học cách viết review homestay chuẩn SEO để tăng cơ hội đột biến booking gấp 5 lần nhé!
Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn:
- Tại sao booking tăng 5 lần với bài viết review chuẩn SEO?
- Các bước từ A-Z cho bài review homestay chuẩn SEO là gì?
- 3 công thức “bất bại” giúp bài review chuẩn SEO hơn bao giờ hết!
- Trọn bộ tips giúp bài review chuẩn SEO 100%
Bộ bí kíp này dành cho ai?
- Host mới bắt đầu kinh doanh homestay, hostel,… và theo chủ nghĩa: Tự tay làm tất!
- Staff phụ trách PR cho homestay, villa, hostel,….
- Người mê kinh doanh homestay và mơ trở thành host 1 ngày nào đó
- Host đã/đang/sắp đau đầu vì doanh số chững lại
SEO là công cụ gì và “thần thánh” đến mức nào?
SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các thủ thuật giúp tăng thứ hạng page/ website/ channel,… của bạn trên thành công cụ tìm kiếm Google, Youtube, Bing,…
Hầu hết chúng ta đều tìm thông tin qua những nền tảng này, bao gồm khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú. Vì vậy, để tiếp cận gần hơn với khách hàng, bạn cần có vị trí đủ cao và thu hút nhất.
Với bài viết review chuẩn SEO, cơ hội khách biết đến và book phòng của bạn sẽ tăng đột biến nhờ tiếp cận đúng người, đúng thời điểm và đúng cách!
Chính vì vậy, không lạ khi nói HỌC CÁCH VIẾT BÀI REVIEW HOMESTAY CHUẨN SEO mở ra cơ hội tăng booking cực lớn cho bạn!
Cách viết review homestay chuẩn SEO
Bước 1: Xác định mục đích – chủ đề

CHỦ ĐỀ BÀI VIẾT? Không phải lúc nào viết review cũng chỉ quanh quẩn là viết review một cách “CAN LỘ LỘ LIỄU”. Bạn hoàn toàn có thể lồng ghép khéo léo qua bài recap 1 sự kiện (workshop tổ chức tại đó, khai trương, discount,…) hoặc trong 1 bộ ảnh tình tứ của cặp trai xinh – gái đẹp nào đấy,…. Tránh viết review lộ liễu quá sẽ mất tính thú vị và khách quan.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng
KHÁCH HÀNG (BAO GỒM NGƯỜI MUA – NGƯỜI TIÊU DÙNG – NGƯỜI SỬ DỤNG)
Hãy phân biệt chính xác các đối tượng này và lựa chọn đối tượng bạn hướng đến!

Nghiên cứu những vấn đề họ thường gặp khi chọn chỗ nghỉ du lịch. Ví dụ: homestay đẹp nhất, view hấp dẫn nhất, đồ ăn, dịch vụ đi kèm, giá cả, địa điểm,…
Đừng đoán, hãy đọc và tìm hiểu thật kĩ. Đặt mình vào khách hàng để hiểu: HỌ CẦN GÌ? trước khi viết nhé! Đó là cách viết bài review homestay chuẩn SEO nhất đấy!
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa – đối thủ
Cần nghiên cứu các câu hỏi sau:
Trên thị trường hiện nay đã có bài PR nào có liên quan?
Các bài PR đó viết theo chủ đề gì? Thông điệp đã truyền tải là gì?
Phản hồi của người đọc, của khách hàng về bài PR đó thế nào?
Các bài PR đó hay chỗ nào, dở chỗ nào?

TỪ KHÓA (KEYWORD)
Bạn hãy dùng 1 số tool để kiểm tra từ khóa đang hot, từ khóa nào chưa có ai động vào => Chọn từ khóa chính cho bài viết và hệ thống từ khóa phụ bổ trợ.
VD: Từ khóa chính
Homestay Nha Trang có view biển
Từ khóa phụ
Homestay Nha trang có view biển giá rẻ/ đẹp nhất/ miễn phí ăn sáng/ đưa đón sân bay….
Đây là cách check xem khách hàng đang tìm kiếm điều gì và đáp ứng họ.
Bạn muốn khách yêu thêm Hà Nội?
Cảm mến homestay?
Thích bà chủ xinh xẻo?
Hay muốn được mông mơ trong không gian bạn làm nên?
Tập trung 1 thông điệp chính nhé!


Tuy nhiên, Luxstay.com đề cập đến 3 công thức hiệu quả nhất là PAS, 3S, AIDA dưới đây:

#Problem: Bạn phải trình bày VẤN ĐỀ mà đối tượng mục tiêu đang gặp phải. (kẹt tiền vẫn muốn đi chơi, chán chốn công sở, thích sống ảo, dằn mặt người yêu cũ,…)
#Agitate: TRIỂN KHAI vấn đề và KHUẤY ĐỘNG tâm trí người đọc, DIỄN GIẢI cho họ biết vấn đề đó đang khiến cho cuộc sống của họ trở nên bất tiện hoặc khó khăn như thế nào.
(người yêu cũ chụp ảnh đi du lịch người yêu mới => khó ở, muốn chứng tỏ hơn)
#Solve: Hoàn thành bài viết PR bằng cách đưa ra GIẢI PHÁP cho vấn đề đau đầu của họ, khéo léo lồng ghép tiện ích mà bạn mang lại, và đừng quên những thông tin quan trọng khác của một kết bài PR như thông tin homestay, triết lý, mong muốn của homestay nhé.
Đây chính là nhân vật chính, người anh hùng, là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể chính là độc giả, một khách hàng mà bạn muốn đánh động mối quan tâm.
Nhân vật chính cũng có thể là staffcủa bạn, thậm chí là homestay của bạn, để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm homestay nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng chẳng hạn.
STORY (Câu chuyện):
Miêu tả những vấn đề mà Ngôi sao – tức nhân vật chính – phải đối mặt, những thăng trầm, niềm vui cũng như khó khăn thử thách mà Ngôi sao phải trải qua, từ đó rút ra những gì mà Ngôi sao cần hoặc phải làm để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hoặc để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
SOLUTION (Giải pháp):
Tiết lộ giải pháp hoặc hành động mà Ngôi sao cần làm để thoát khỏi tình cảnh khó khăn hoặc để gặt hái thành công vá hạnh phúc, dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
Ví dụ: 10 homestay đẹp nhất, 1001 bí quyết sống ảo…

1 phác thảo các ý tưởng từ bước 1-5.
Gạch đầu dòng những idea bạn muốn “ném” vào bài. Viết bài review cũng như làm văn mà. Dàn bài cần đủ, chắc!
- Chèn link nội bộ
- Thẻ mô tả cần < 165 kí tự
- Tiêu đề < 60 kí tự
- Bài viết nên dài từ 500-900 từ
- Từ khóa cần có mặt trong tiêu đề, mô tả, thẻ H1, H2,…
- Tỉ lệ từ khóa chỉ nên từ 2-5% (tránh nhồi nhét)
File ảnh/ video/slide…
- Ảnh chất lượng cao
- Tên file minh hoa đặt theo từ khóa
Ví dụ: homestay-ha-noi-gia-re - Chú ý hashtag, tag
Chúc các bạn có bài viết review homestay chuẩn SEO hiệu quả!
>>> Tìm hiểu thêm: Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?