Từ lâu, Đà Lạt đã là một thành phố nghỉ mát nối tiếng cùa Việt Nam. Đà Lạt được biết đến với các tên gọi đặc biệt như “ Thành phố ngàn hoa”, “ thành phố sương mù” hay “ tiểu Paris”.. Quả đúng như những cái tên này, địa hình đối núi đặc trưng của cao nguyên Lâm Viên đã hình thành nên phố núi thơ mộng và lãng mạn, có những đồi thông xanh thẫm, những hồ nước trong veo, bao dòng suối róc rách và cả những thác ghềnh hùng vỹ ngày đêm tuôn đổ.
-
Nên đi Đà Lạt thời điểm nào?
Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Đà Lạt thì thời điểm lý tưởng nhất là cuối thu, đầu đông vào tháng 11 và 12. Đây là thời điểm những cơn mưa kéo dài đã chấm dứt, những cơn gió ùa về mang theo cái se lạnh của những ngày chớm đông. Đến Đà Lạt vào thời gian này bạn có thể tản bộ trên những con đường ngoằn nghèo và hít thở bầu không khí trong lành hay ngắm những đóa hoa dã quỳ nở rộ vàng rực hai bên đường.

-
Địa điểm tham quan
- Thung lũng tình yêu
Đây là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất của Đà Lạt, nằm cách thành phố 5km về phía Bắc. Thung lũng nổi tiếng là 1 địa diểm du lịch đẹp với Đồi vọng cảnh, hồ Đa Thiện cùng những con đường quanh co, uốn lượn bên thảm cỏ xanh rì nhìn vô cùng lãng mạn.

Nguồn gốc của cái tên Thung lũng tình yêu. Đó là từ những năm 30 của thế kỷ trước, toàn quyền Đông Dương Varenne và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây để ngắm cảnh và tâm tình vào những ngày cuối tuần. Người Pháp đã đặt tên cho thắng cảnh này là Vallee d’ Amour. Đến thời vua Bảo Đại thì được đổi tên là Thung Lũng Hòa Bình. Đến năm 1953 thì ông Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã Đà Lạt đã đề xuất thay tên tiếng Pháp của các hồ nước và các con đường Đà Lạt bằng tiếng Việt. Từ đó cái tên “ Thung lũng tình yêu” chính thức xuất hiện.
Nơi đây có những cảnh đẹp như Mê cung tình yêu, cầu khóa tình yêu, suối hoa.

Đặc biệt, mê cung ở thung lũng tình yêu được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là “ Công trình cây xanh” lớn nhất Việt Nam. Khu mê cung tình yêu có tổng giá trị đầu tư hơn 2 tỷ đồng được tạo ra bởi 24.000 cây xanh, được cắt tỉa công phu thành một trái tim xanh khổng lồ. Với chiều dài 1.500m, bờ tường cao 2m. Đây là nơi hấp dẫn và thử thách tài năng của bạn khi phải tìm được lối ra. Nếu không tìm được lối thoát thì bạn cũng có thể lên 4 cầu tịnh hướng để thoát ra khỏi mê cũng bằng những lối ra ở hai bên.
Gía vé vào thung lũng tình yêu là 100.000đ/người.
- Vườn hoa đà lạt
Vườn hoa – Trái tim của thành phố Đà Lạt, nằm bên cạnh Hồ Xuân Hương, với ngập tràn đủ các loại hoa. Cổng vào vườn hoa thật sự ấn tượng với những vòm hoa bố trí vòng cung được ghép bằng hàng trăm chậu hoa. Dọc hai bên lối đi là hệ thống phun nước, thỉnh thoảng có những chiếc xe ngựa đầy hoa, được bố trí rất ngẫu nhiên đã tạo lên một không gian khá lạ.

Ở đây có trên 300 loại hoa trong đó có hàng trăm loài như hồng, cúc, lan, lay ơn, cẩm tú cầu… nở quanh năm.
Hoa ở đây đều được các công nhân hàng ngày chăm sóc rất tỷ mỉ và liên tục cập nhật các loại hoa mới để thêm phần hấp dẫn cho du khách tham quan. Mỗi năm vườn hoa Đà lạt thường tổ chức các lễ hội về hoa nhằm mục đích quảng bá cho các loại hoa được trồng tại đây đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Ngoài thung lũng tình yêu, vườn hoa Đà Lạt ra thì còn rất nhiều địa điểm khác nữa mà bạn có thể ghé thăm như núi Lang Biang – cách trung tâm thành phố 12km về phía Bắc, hay Hồ Xuân Hương, nhà thờ con gà.
>>> Xem thêm: Các địa điểm du lịch Đà Lạt nhiều người ghé thăm nhất.
3. Hoạt động vui chơi
- Cưỡi xe ngựa ngắm cảnh Đà Lạt
Đến với Đà Lạt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện đi lại bình thường để đến những địa điểm du lịch mà mình muốn. Tuy nhiên, có 1 hoạt động mà bạn không nên bỏ qua. Đó là cưỡi xe ngựa. Được cưỡi trên 1 chiếc xe ngựa, chậm rãi vừa đi vừa ngắm cảnh trong bầu không khí se se lạnh cảm giác rất thú vị.

Xe ngựa đã hiện đại hóa trở thành phương tiện tham quan lịch sự cho du khách. Bến xe ngựa nằm ở nhà hàng Thanh Thủy và nhà hàng Thủy Tạ bên bờ hồ Xuân Hương. Gía vé là 300.000đ/ chuyến. Mỗi xe chở được 6 người. Tuyến thông thường là quanh hồ Xuân Hương, còn đi xa hơn thì các tuyến ít dốc như Thung lũng tình yêu, thác Camly…
- Đi chợ đêm Đà Lạt (chợ Âm Phủ) và mua đồ len
Nói đến Đà Lạt, người ta hay nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm. Chợ nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt, từ lâu đã nổi tiếng bởi đây là nơi bán đồ len rất rẻ và mở cửa xuyên đêm để phục vụ du khách. Sở dĩ có cái tên chợ Âm Phủ là bởi trước kia khi chưa có đèn đường, các gánh hàng bán đồ ăn ở đây chỉ thắp một cây đèn nhỏ giữa không gian tối tăm, ánh sáng chỉ vừa đủ cho khách thấy gánh hàng có những món ăn gì để lựa chọn. Đêm đến, khi Đà lạt chìm trong màn sương trắng xóa thì nhìn từ xa khi chợ đêm là những đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng. Cái tên Chợ Âm Phủ ra đời là vì vậy.
Chợ bắt đầu từ lúc 5h chiều, phần lớn khách du lịch đến đây đều ghé qua chợ để mua áo len, áo khoác, khăn quàng cổ, mũ len. Một chiếc áo len có giá chỉ 80.000đ.

Thay đổi một khung cảnh khác để khám phá ẩm thực chợ Đêm, ở Đà Lạt với khí hậu về đêm càng se lạnh nên hầu hết các món ăn được bày bán ở đây đều là “nóng hổi”. Dạo quanh một vòng chợ Đêm Đà Lạt, từ phía cầu thang đi xuống khu vực tượng đài bạn sẽ thấy nơi đây giống như một thiên đường ẩm thực. Hàng chục quán ăn, từ những món nướng với mùi thơm hấp dẫn cho tới hơi bốc lên của những món ăn nước nóng hổi bốc hơi nghi ngút như hủ tiếu, phở, bún bò, ốc… Chưa hết, những gánh hàng rong hay những chiếc xe đẩy với những xiên que đủ loại làm hấp dẫn người ăn khi chỉ mới nghe mùi. Nếu đi tản bộ các bạn có thể thưởng thức những trái bắp nướng, bắp luộc hay khoai lang nướng, mực nướng…
-
Những câu chuyện gắn liền với các địa danh ở Đà Lạt
- Đồi thông hai mộ và câu chuyện tình có thật
Câu chuyện tình yêu diễn ra cách đây 60 năm ấy là của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm. Chuyện kể rằng, Vũ Minh Tâm là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có ở xứ Gò Công, Tiền Giang. Khi Tâm 18 tuổi, ba mẹ liền ngắm cho chàng một cô gái môn đăng hộ đối. Vì còn trẻ và không muốn bị ràng buộc với người mình không có tình cảm, Vũ Minh Tâm liền lấy cớ lên Đà Lạt học để né cuộc hôn nhân. Tại Đà Lạt, Tâm gặp Lê Thị Thảo, một sinh viên khoa văn và đem lòng yêu thương. Hai người thề non hẹn biển, nhưng gia đình Tâm phản đối và tìm mọi cách ngăn cản vì Thảo không môn đăng hộ đối. Buồn lòng, Tâm xin đi lính. Ở nhà, gia đình Tâm làm giấy báo tử giả khiến Thảo tin là thật nên rất đau lòng. Ngày ngày cô đều lên đồi thông, nơi hẹn hò của hai người, ngồi khóc. Không lâu sau, vì quá đau lòng Thảo đã quyên sinh trên đồi thông để trọn vẹn mối tình với người yêu. Gia đình liền chôn cất cô tại nơi này. Trở về từ chiến trường, biết tin người yêu đã chết, Tâm buồn bã nên quay lại trận tuyến và hy sinh. Thể theo di nguyện của chàng, người ta đưa Tâm về chôn cất bên cạnh ngôi mộ của cô gái.
Nhiều năm sau khi Tâm đã mồ yên mả đẹp bên cạnh người yêu, không hiểu vì lý do gì, gia đình Tâm đã lên Đà Lạt, đưa mộ chàng về Gò Công, Tiền Giang, quyết chia lìa đôi trai gái bất hạnh, bất kể nguyện vọng của chàng trai lúc còn sống.
Thảo và Tâm lại một lần nữa chia ly. Sau này khi ngôi mộ của cô giáo Thảo đã đổ nát, gia đình cũng ly tán, có người xót thương cho đôi tình nhân trẻ đã xây lại ngôi mộ của Thảo và không quên xây ngôi mộ của Tâm ngay bên cạnh.
Khách đến Đà Lạt giờ ghé qua Đồi thông hai mộ sẽ vẫn thấy ngôi mộ của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm đứng cạnh nhau bên Đồi thông hai mộ. Tuy nhiên chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật, còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.
Trong một lần lên Đà Lạt, ghé qua Đồi thông hai mộ, đã được nghe kể về câu chuyện tình của đôi nam nữ, tức cảnh, sinh tình, giữa Đà Lạt, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát “Đồi thông hai mộ” để bày tỏ sự thương tiếc với đôi tình nhân trẻ.
- Thiên tình sử Langbiang
Truyền thuyết kể rằng, chàng Lang là người dân tộc Lạch, đẹp trai và có sức mạnh phi thường. Còn nàng là Biang người dân tộc Sre lại vô cùng xinh đẹp. Tình cờ hai người trai tài gái sắc gặp mặt và đem long cảm mến nhau. Tuy nhiên cha của Biang lại không chấp nhận mối duyên này vì cả hai tộc vốn đã có thù oán với nhau từ trước cho dù Biang có khóc lóc van xin cũng không được chấp thuận. Nàng vượt núi rừng để báo tin cho chàng. Nước mắt của nàng Biang chảy thành dòng, họ đau khổ ngồi bên nhau hết ngày này qua ngày khác cho đến khi trút hơi thở cuối cùng và hóa thành tượng. Tình yêu của họ trở nên bất tử như vậy. Cái tên Langbiang chính là tên của đôi tình nhân chung thủy kia ghép lại. Hiện nay đến núi Langbiang bạn vẫn sẽ thấy tượng của họ nắm nay nhau ở đó.
-
Langbiang (ảnh: Internet) Ăn gì?
- Nem nướng
Không giống nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau thơm, rau xà lạch, chuối, khế… và chấm với nước tương “ độc chiêu” mà chỉ riêng Đà Lạt mới có, nhờ vậy mà vị béo thơm của nem nướng cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên vô cùng hấp dẫn.Nem nướng Đà Lạt được làm từ loại thịt heo được chọn lọc kỹ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi buộc người làm phải đi qua một công đoạn là làm bằng tay để tạo độ dai và mềm cho món ăn.

Nem nướng ngon nhất phải ăn ở hai quán trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân. Với mức giá chỉ từ 30.000đ đến 80.000đ tùy vào suất ăn.
- Bánh ướt lòng gà
Món ăn này là sự kết hợp vô cùng độc đáo giữa bánh ướt và thịt gà, lòng gà. Để rồi khi nếm thử đảm bảo bạn sẽ thích mê với sự dẻo thơm của bánh, mềm ngọt của thịt gà và lòng gà. Hương vị rất lạ mà cũng rất lôi cuốn.

Nếu có dịp đến thành phố ngàn hoa, bạn đừng bỏ qua cơ hội nếm thử món ăn độc đáo này nhé. Bạn hãy tìm đến quán bánh ướt trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt. Mức giá từ 30.000đ trở lên.
- Bánh tráng nướng Đà Lạt
Là một món ăn hấp dẫn dành cho giới trẻ và được gọi bằng một cái tên vô cùng ưu ái “ Pizza Đà Lạt”. Sở dĩ được gọi là “Pizza” là bởi hình thức và nguyên liệu phủ lên bánh khá là giống với chiếc bánh Pizza đến từ nước Ý. “Pizza Đà Lạt” có phần đế là những chiếc bánh tráng mỏng tang. Bánh được nướng trên bếp than với các nguyên liệu như mỡ hành, trứng cút, thịt băm,.. được dàn đều lên trên mặt bánh. Khi ăn chấm với tương ớt cay nồng sẽ khiến bạn không thể nào quên được hương vị này.

Nơi bán món này ngon nhất là quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi, với mức giá thì cực kỳ rẻ, chỉ từ 5000đ/1 cái.
>>> Xem thêm: 10 địa điểm ăn uống cực hot ở Đà Lạt
5. Mua gì về làm quà?
- Atiso
Atiso là cây thuốc nguồn gốc Địa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng khí hậu ôn đới như Đà Lạt. Với ưu thế khí hậu này Đà Lạt đã trở thành nơi thích hợp nhất để trồng atiso và cho ra đời những lá trà thơm ngon, bổ dưỡng chất lượng nhất.

Hương vị thơm ngon và có lợi cho sức khỏe, hạ cholesterol và ure trong máu, thông mật, chữa các bệnh về gan, thận. Trà atiso luôn là một trong những lựa chọn đầu tiên trong danh sách những món quà phải mua khi đến Đà Lạt của du khách. Những địa chỉ mua trà uy tín như lò atiso đường Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô được làm từ các loại củ quả có nguồn gốc thiên nhiên như mít, khoai lang, chuối, khoai môn…các loại củ quả này đều được làm sạch, cắt lát và sấy khô. Hoa quả sấy vẫn giữ được hương vị của hoa quả, tuy không được nguyên vẹn như hoa quả tươi nhưng vẫn rất thơm ngon. Mức giá từ 150.000đ/1kg tùy loại.

Trên đây là kinh nghiệm đầy đủ cho một chuyến du lịch Đà Lạt mà bạn có thể tham khảo.
Để đặt vé máy bay và phòng khách sạn tại Đà Lạt. Bạn có thể xem thêm tại đây hoặc gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của Tripi theo số điện thoại 19002084.